“Tôi nghĩ việc phụ huynh có những bức xúc như vậy chúng tôi cũng hết sức cảm thông, chia sẻ. Chúng tôi cũng là những phụ huynh có con em đang đi học”, Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam nói.
Ông Hải cho hay đây là sự việc diễn ra từ giai đoạn trước của nhà trường.
Ông Trần Văn Hải, Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Nhà trường luôn luôn có 2 hệ đào tạo:
Thứ nhất, hệ đào tạo dài hạn - diễn viên kịch múa, tuyển sinh từ khi 11 -12 tuổi và học suốt từ 6 đến 6,5 năm cho đến khi tốt nghiệp ra trường.
Thứ hai, hệ đào tạo ngắn hạn - diễn viên múa dân gian, học 3 hoặc 4 năm. Hệ này khi vào học, các em đã tốt nghiệp THCS từ bên ngoài.
Theo giải thích của ông Hải, từ năm 2012 Bộ GD-ĐT và Bộ VH-TT&DL đã phê duyệt chương trình đặc thù "hệ liên thông trung cấp và cao đẳng" tích hợp đào tạo cả chuyên môn và kiến thức văn hóa. Giai đoạn một là trung cấp, giai đoạn hai là cao đẳng.
Thí sinh được tuyển vào từ năm 11, 12 tuổi, được đào tạo một mạch đến năm 18 tuổi và được cấp bằng cao đẳng luôn. Cách đào tạo nói trên khác với quy trình thông thường học sinh phải tốt nghiệp trung cấp, có bằng trung cấp mới được thi vào hệ cao đẳng.
Theo ông Hải, việc đào tạo văn hóa phổ thông trong trường múa là rất đặc thù, khác biệt so với trung cấp nghề của các ngành nghề khác.
"Với hệ này, không có quy định chúng tôi phải cấp bằng và chúng tôi cũng không phải cơ sở được quyền cấp bằng THCS hay THPT", ông Hải nói.
Về vấn đề bằng trung cấp chuyên nghiệp, ông Hải cho biết năm 2013, Trường CĐ Múa Việt Nam đăng ký tuyển sinh hệ cao đẳng diễn viên múa và được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Bộ GD-ĐT phê duyệt đề án.
Tuy nhiên, ông Hải thừa nhận, khi triển khai thực hiện tuyển sinh, Trường CĐ Múa Việt Nam khi đó đã "mắc lỗi kỹ thuật".
"Khi đăng ký với Bộ GD-ĐT, Trường CĐ Múa Việt Nam đã không đăng ký đầu vào trung cấp mà chỉ đăng ký đào tạo ngành cao đẳng Diễn viên múa. Do đó, Bộ GD-ĐT mặc nhiên nghĩ rằng nhóm học viên này khi vào học đã có bằng trung cấp rồi".
Đây là lý do mà các học viên đã không được cấp mã định danh. Do vậy, sau khi số học viên này học xong giai đoạn một thì không được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp.
Việc không có bằng trung cấp chuyên nghiệp (vốn được tích hợp trình độ văn hóa THCS, THPT) khiến các học viên không đủ điều kiện theo học lên bậc học cao hơn là đại học.
"Theo quy định, tấm bằng Cao đẳng chuyên nghiệp không được coi là tích hợp trình độ văn hóa THCS, THPT nên việc các trường đại học không tiếp nhận hồ sơ của học viên Học viện Múa Việt Nam cũng có lý do của họ", ông Hải nói.
Ông Hải cũng cho hay, không phải đến bây giờ, Học viện mới phát hiện ra chuyện này.
"Từ năm 2020 khi các học viên tốt nghiệp thi vào các trường đại học, chúng tôi đã rà soát và nhận thấy có vấn đề”, ông Hải nói.
Ông cũng biết có 3 học viên của học viện đỗ vào các trường đại học văn hóa nghệ thuật, nhưng vào học được 1 tháng thì các trường này đã trả vì không đủ hồ sơ.
“Việc này đúng thật học sinh rất thiệt thòi. Qua thống kê, có 273 học sinh đã và đang học hệ liên thông cao đẳng không có bằng trung cấp. Để đảm bảo quyền lợi cho người học, giải quyết những vấn đề tồn đọng ở những giai đoạn trước, chúng tôi cũng đã tổ chức các cuộc họp và trình Bộ Văn hóa, Thể Thao & Du lịch”, ông Hải nói.
Ông Hải cho hay đã kiến nghị cho phép Học viện cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình văn hóa, và có thể dùng giấy này để đăng ký học thêm các môn học còn thiếu để có bằng tốt nghiệp THCS, THPT.
Ngoài ra, nếu cho phép Học viện được cấp phôi bằng bù cho các học viên có bằng trung cấp chuyên nghiệp thì vấn đề sẽ được giải quyết.
Tại cuộc họp, chị Phạm Thị Thủy, phụ huynh học viên khóa 2 ngành Diễn viên Múa cho hay, các phụ huynh không nhận được thông báo rõ của Học viện về việc học viên sẽ không được cấp bằng THCS và THPT.
"Chúng tôi không đồng ý về việc này, bởi đây là lỗi của một số cá nhân, chúng tôi cần có hướng để giải quyết về vấn đề bằng tốt nghiệp THCS và THPT cho các con", bà Thủy nói.
Song, ông Hải cho rằng có lẽ trong quá trình dài, phụ huynh đã chưa rõ trong cam kết đào tạo ban đầu của học viện.
Thanh Hùng - Nguyễn Tôn
Ngày 1/4, Ban lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo liên quan đến sự việc hàng trăm phụ huynh kêu cứu chuyện con không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT sau 6 năm học văn hóa tại đây.
" alt=""/>Vụ hàng trăm phụ huynh kêu cứu vì con trắng tay sau 6 năm học: Trường Múa nói do “quên”!Nhưng ở thời điểm hiện tại, mẫu Audi Q5 2012 hiện đang được rao bán trên thị trường xe cũ dao động từ 490-550 triệu đồng với số ODO đã đi từ 87.000-140.000km. Dù có số km đã đi cao nhưng thực tế còn số này vẫn ít hơn nhiều so với những mẫu xe phổ thông cùng đời 2012. Ngoài ra, Audi Q5 đời này thường được chủ xe giữ gìn và chăm sóc khá tốt.
Ngoại hình của Audi Q5 2012 đến giờ vẫn bền dáng và không lỗi mốt. Hãng xe sang của Đức trang bị cho Audi Q5 nhiều trang bị tính năng mà hiện tại mới đang dần phổ biến trên các dòng xe phổ thông như phanh tay điện tử, điều hòa tự động 2 vùng độc lập, cửa sổ trời toàn cảnh, ghế lái chỉnh điện, gương chống chói tự động...
Về sức mạnh, Audi Q5 2012 được trang bị động cơ 2.0 tăng áp công suất 211 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm kèm hộp số tự động 7 cấp Stronic và hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian Quattro. Các trang bị an toàn của Audi Q5 đời này chỉ có phanh ABS, cân bằng điện tử ESP, cảm biến áp suất lốp, camera lùi, cảnh báo mòn phanh, cảm biến trước sau, 6 túi khí.
Ưu điểm của Audi Q5 2012 nằm ở khả năng vận hành, cách âm, cảm giác lái tốt và chi phí phụ tùng rẻ hơn các đối thủ Đức khác. Tuy nhiên, nhược điểm của mẫu SUV này "ăn xăng" tầm 12-13L/100km, không gian hàng ghế sau hơi chật chội.
BMW X3 xDrive28i 2012: Giá 400-465 triệu đồng
BMW X3 ra mắt thị trường Việt vào giữa năm 2011, có thiết kế sang trọng, mạnh mẽ và nam tính, được nhiều khách hàng Việt yêu thích dù giá bán ở thời điểm đó tương đối cao, từ 2,1-2,3 tỷ đồng. Thế nhưng, sau hơn 10 năm lăn bánh, giá bán của BMW X3 cũ giờ khá dễ chịu, chỉ từ 400-465 triệu đồng với số ODO dao động từ 80.000-120.000km.
Ngoại hình của BMW X3 khó có thể bị nhầm lẫn với những mẫu xe khác khi sở hữu những thiết kế đặc trưng của thương hiệu như hai vòng LED định vị ban ngày và lưới tản nhiệt quả thận. Ngoài ra, xe cũng được trang đèn pha Bi-xenon, đèn hậu LED và la-zăng 18 inch.
Nội thất của BMW X3 vẫn có đầy đủ các trang bị vốn là tiêu chuẩn của dòng xe hạng sang như điều hòa 2 vùng độc lập, ghế bọc da chỉnh điện và nhớ ghế cho người lái, gương chống chói điện tử, phanh tay điện tử và cần số điện tử.
Động cơ của BMW X3 có 2 tùy chọn 4 xi-lanh 2.0L và 6 xi-lanh 3.0L. Nhưng hiện tại, BMW X3 được rao trên thị trường xe cũ chủ yếu là bản động cơ 6 xi-lanh 3.0L tăng áp công suất 258 mã lực, mô-men xoắn 310 Nm kết hợp hộp số tự động 8 cấp Steptronic và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian xDrive.
Các trang bị an toàn được trang bị trên BMW X3 xDrive28i gồm: Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD), 6 túi khí,…
Ưu điểm của BMW X3 là sức mạnh động cơ, cảm giác lái thể thao đặc trưng của dòng xe này, mức tiêu thụ vừa phải dù động cơ có dung tích 3.0L. Thế nhưng, nhược điểm lớn của dòng xe này đến từ chi phí sửa chữa đắt đỏ, nhiều thứ hỏng vặt phải thay thế khi xe đi từ 80.000km và hệ dẫn động 4 bánh không quá ưu việt.
Mercedes-Benz GLK250 2012: Giá 540 triệu đồng
Mercedes-Benz GLK là đối thủ cạnh tranh với Audi Q5 và BMW X3. Nhưng so với 2 đối thủ đều là dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, Mercedes-Benz GLK được lắp ráp trong nước và cũng là mẫu xe có giá bán dễ chịu hơn đối thủ, chỉ khoảng 1,54 tỷ đồng ở thời điểm 2012.
Tuy nhiên, hiện tại mẫu GLK250 đời 2012 vẫn đang được rao bán với giá nhỉnh hơn các đối thủ, ở mức 540 triệu đồng với số km đi được trên 100.000km. Bản máy dầu GLK220 còn được bán cao hơn một chút.
Ngoại hình của Mercedes-Benz GLK tương đối góc cạnh, nam tính phù hợp với những khách hàng thích một chiếc xe khỏe khoắn, mạnh mẽ. Trang bị ngoại thất đi kèm gồm đèn bi-xenon tự động bật tắt, đèn hậu LED, la-zăng 18 inch.
Trong khi, bên trong sẽ có ghế ngồi bọc da chỉnh điện, nhớ ghế, gương chống chói điện tử, điều hòa 2 vùng độc lập. So với các đối thủ hạng sang đồng hương, nội thất của Mercedes-Benz GLK được đánh giá chỉn chu và hiện đại, cao cấp hơn.
Với bản GLK250, xe được trang bị động cơ 2.0L tăng áp công suất 211 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm, hộp số tự động 7 cấp G-Tronic và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian 4Matic. Trang bị an toàn của mẫu xe này dừng lại ở mức cơ bản chứ không đầy đủ như các dòng xe nhập khẩu.
Ưu điểm của Mercedes-Benz GLK250 2012 là khả năng tiết kiệm nhiên liệu, vận hành êm ái, không gian hàng ghế sau rộng hơn một chút so với các đối thủ. Đổi lại, chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện của dòng xe này tương đối đắt đỏ, xe hay nhiều lỗi vặt và có giá bán xe cũ đắt hơn các đối thủ cùng đời.
Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!